Nếu cha mẹ cho trẻ quá nhiều thứ thì có thể hình thành một ý niệm sai lầm ở trẻ rằng “đạt được là cội nguồn của hạnh phúc”. Điều cần thiết là phải dạy trẻ hiểu được niềm vui của con người không chỉ có được từ những tài sản vật chất.
Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo một số điều dưới đây:
1. Dạy trẻ kết bạn
Trong quá trình nuôi dưỡng tính cách cởi mở của trẻ, tình bạn đóng một vai trò quan trọng. Vì thế, bạn cần khích lệ, cổ vũ trẻ chơi đùa với các bạn cùng lứa khác, để trẻ học được cách sống chan hòa với những người xung quanh.
2. Cho trẻ cơ hội và quyền nêu lên ý kiến
Nuôi dưỡng tính cách vui vẻ của trẻ có quan hệ mật thiết với sự chỉ đạo và khống chế hành vi của trẻ. Do đó bạn cần tạo cho trẻ cơ hội, dạy cho trẻ biết làm thế nào để nêu lên ý kiến cũng như quyết định của bản thân ngay từ nhỏ.
3. Dạy trẻ điều chỉnh trạng thái tâm lý
Bạn nên chỉ cho trẻ biết có những người luôn sống vui vẻ và hạnh phúc, bí quyết của họ là luôn có trạng thái tâm lý tốt để thích ứng, giúp họ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Khi trẻ bị trách móc hay la mắng, cần dạy trẻ biết rằng phía trước luôn là những điều tốt đẹp hơn, để trẻ có cái nhìn lạc quan.
4. Hạn chế sự ham thích vật chất của trẻ
Nếu bạn cho trẻ quá nhiều thứ, có thể hình thành cảm giác sai lầm của trẻ rằng “đạt được là cội nguồn của hạnh phúc”. Do đó bạn nên dạy trẻ sự vui vẻ của con người không chỉ có được từ tài sản vật chất.
5. Nuôi dưỡng những sở thích của trẻ
Bạn nên chú ý tới những sở thích của trẻ, cho trẻ nhiều sự lựa chọn khác nhau, và hướng dẫn trẻ khi cần thiết. Những sở thích của trẻ càng phong phú, trẻ sẽ tự nhiên hình thành tính cách vui vẻ một cách dễ dàng.
6. Giữ gìn không khí gia đình hòa thuận
Gia đình hòa thuận cũng là một nhân tố chủ yếu để nuôi dưỡng sự vui vẻ của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những trẻ được nuôi nấng trong một gia đình hạnh phúc có tỷ lệ cuộc sống hạnh phúc sau này nhiều hơn những trẻ lớn lên trong những gia đình không hòa thuận.