Giáo dục hành vi cho con trẻ là điều bạn cần làm ngay và luôn để con trẻ có cách sống và lỗi suy nghĩ tích cực nhất nhé bậc phụ huynh. Hãy làm theo điều chia sẻ bên dưới của dunamex.com.vn nhé!
Hài hước: Là một trong những phương pháp ngăn ngừa xung đột và xóa tan căng thẳng. Bố mẹ có thể giả làm quái vật để hù dọa
Làm gương: Tất cả những việc chúng ta làm hàng ngày đều ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, bởi đối với trẻ, bố mẹ là những hình mẫu để trẻ học theo, do đó hãy dùng chính cách mà bạn giao tiếp, cách bạn trao đổi với xã hội để giáo dục trẻ. Chẳng hạn, nếu muốn trẻ nói “con xin”, bố mẹ hãy nói điều tương tự như thế với nhau và với con hàng ngày. Nếu không muốn trẻ nói hỗn, hãy là một người bố, người mẹ có cách nói chuyện nhẹ nhàng và mực thước.
Cho trẻ biết cảm nhận của bạn: Hãy nói cho trẻ biết, một cách trung thực cảm nghĩ của bạn về việc trẻ đã làm, như một lời tâm sự. Ví dụ : “mẹ rất buồn vì trong nhà mình quá ồn khiến mẹ không thể nói chuyện điện thì thoại được con ạ”.
Khen ngợi: Khi trẻ làm tốt, hãy dành cho trẻ những lời khen, lời khích lệ, chẳng hạn như : “Ồ, con chơi giỏi quá”
Ngang bằng khi nói chuyện với trẻ: Khuỵu gối hay ngồi xổm khi đối diện với trẻ rất hiệu quả trong việc giao tiếp với trẻ một cách tích cực. Điều này cũng giúp bố mẹ nắm bắt nhanh những suy nghĩ của trẻ, đồng thời khiến trẻ tập trung vào thông điệp bố mẹ muốn truyền tải
Lắng nghe trẻ: Lắng nghe cũng là công cụ hữu hiệu trong việc giúp trẻ đối mặt với hành vi của mình, đặc biệt khi trẻ cảm thấy thất vọng vì không thể diễn tả được một cách đầy đủ qua lời nói. Hiểu trẻ là khi khi bố mẹ nói với trẻ điều mà trẻ đang cảm nhận, nó có thể giúp làm giảm sự căng thẳng ở trẻ, đồng thời khiến trẻ thấy được tôn trọng và an ủi, từ đó hình thành sự bình tĩnh và sự kiềm chế
Giữ lời hứa: Nếu bạn có một thỏa thuận với trẻ, ví như sẽ đưa trẻ đi chơi công viên sau khi trẻ thu dọn đồ chơi của mình, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện điều đó, vì thông qua đó, trẻ sẽ học được cách tin tưởng và tôn trọng.
Ngăn ngừa cám dỗ: Trẻ rất thích chơi với túi đồ của mẹ, vì nó rất đẹp, nên sẽ rất khó để trẻ nhớ là mẹ đã ra chỉ thị cấm bé động đến nó. Do vậy, hãy làm giảm ham muốn của trẻ bằng cách làm chúng biến mất khỏi tầm mắt trẻ
Không nhượng bộ: Khi trẻ rên rỉ, bố mẹ cần có thái độ dứt khoát, không nhượng bộ. Hãy nói “không” nếu bạn muốn khước từ đòi hỏi của trẻ.
Bày tỏ: Hướng dẫn trẻ thực hiện theo bằng cách đưa ra những chỉ dẫn mang tính bày tỏ, mong muốn với trẻ. Ví dụ như nói : “Hãy nắm tay mẹ khi chúng ta sang đường”! sẽ khiến trẻ dễ tiếp nhận hơn là nói : “con phải nắm tay mẹ khi sang đường”. Hay khi nói: “con giúp mẹ đóng cửa vào nhé” sẽ hiệu quả hơn là: “đóng cửa vào”!
Trách nhiệm và hậu quả: Trẻ càng lớn thì càng có trách nhiệm đối với những hành vi của mình. Vì vậy đôi khi bố mẹ cần để trẻ tự ý thức được những hậu qua do mình gây nên để trẻ tự rút ra bài học. Ví dụ như nếu trẻ quên mang theo cơm hộp đến trường, trẻ sẽ phải chịu đói thay vì mang cơm đến cho trẻ. Điều này buộc trẻ phải tự ý thức hành động của mình trong những lần sau.
Chọn thời điểm thích hợp để phê bình trẻ: Trước khi can thiệp vào hành động của trẻ, bố mẹ cần lựa thời điểm thích hợp, đồng thời hạn chế tối đa sử dụng lệnh với trẻ, như : “dừng lại ngay”, “không”. Bằng cách này, bố mẹ có thể giúp giảm xung đột giữa trẻ với nhau, hay hạn chế những ý nghĩ tiêu cực
Phê bình trẻ đúng nơi đúng thời điểm để chúng không bị tổn thương mà vẫn nhận ra lỗi của mình
Nâng cao vai trò của trẻ: Trẻ rất hào hứng khi chúng nhận thấy mình có nhiều đóng góp cho gia đình. Vì thế hãy gợi ý cho trẻ một vài việc vặt mà trẻ có thể làm, chẳng hạn như các công việc nhà để khiến trẻ hoàn thành tốt hơn
Nghiêm khắc: Đối phó với trẻ không chịu hợp tác cần kiên quyết và dứt khoát. Việc cằn nhằn hay phê bình chỉ khiến tâm trạng bạn trở nên căng thẳng và nặng nề hơn. Nếu muốn tạo cơ hội cho trẻ, hãy nhắc lại hậu quả nếu trẻ không hợp tác, sau đó bắt đầu đếm: “1…2…3”.
Chuẩn bị trước mọi tình huống: Nhiều khi việc giáo dục trẻ khiến bố mẹ cảm thấy khó khăn, nhưng nếu bố mẹ dự liệu trước về những vấn đề sẽ xảy ra, việc giải quyết sẽ trở nên đơn giản hơn. Hãy cho trẻ 5 phút để cảnh báo trước khi muốn thay đổi hành vi của trẻ và giải thích lý do trẻ nên hợp tác